Cập nhật Thời tiết Hòa Bình cùng Thoitietso.com

Đặc trưng lớn nhất của nền văn hóa Hòa Bình chính là các di tích văn hóa Hòa Bình mà chủ yêu là hang động/ mái đá. Chúng được phân bố trong vùng núi đá vôi, bên thềm sông, suối....

Đăng bởi:Tiến Thành | 29/01/24

Đặc trưng lớn nhất của nền văn hóa Hòa Bình chính là các di tích văn hóa Hòa Bình mà chủ yêu là hang động/ mái đá. Chúng được phân bố trong vùng núi đá vôi, bên thềm sông, suối. Đây cũng là nét đẹp tiêu biểu chung của nền “Văn hóa Hòa Bình” tại Đông Nam Á lục địa. Một số di vật dễ bắt gặp của nền của hóa Hòa Bình gồm có bếp, mộ táng, tàn tích sau bữa ăn, dụng cụ lao động hay những chế phẩm sinh hoạt thường ngày khác.

Tổng quan về tỉnh Hòa Bình 

Tỉnh Hòa Bình là vùng đất có nhiều phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mỗi năm nơi đây thu hút hàng ngàn lượt du khách ghé tới tham quan và nghỉ dưỡng. Bên cạnh những dãy núi trùng điệp hoang sơ mang vẻ đẹp kỳ vĩ thì nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nền nhiệt độ và thời tiết ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Để lên lịch cho chuyến du lịch của bạn thêm trọn vẹn và thú vị, hãy tìm hiểu thông tin về thời tiết Hòa Bình trong bài viết bên dưới đây của chúng tôi!

Điểm nổi bật của Ninh Bình chính là sự hội tụ của các dãy núi cao, chia cắt một cách phức tạp với độ dốc lớn chạy theo dưỡng Tây Bắc – Đông Nam. Các dãy núi chia làm hai vùng:

Thông tin tổng quan về tỉnh Hòa Bình
Thông tin tổng quan về tỉnh Hòa Bình
  • Vùng núi cao Tây Bắc: gồm có huyện  Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn. Những dãy núi này có độ cao từ 1000m trở lại, cao nhất là ngọn núi Pu Canh 1.373m. Độ cao trung bình của các ngọn núi sẽ giảm dần về phía đông nam gồm có: núi ở xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) cao 1.136 m, núi ở xã Phú Lương (huyện Lạc Sơn) cao 934 m, núi ở xã Tự Do (huyện Lạc Sơn) cao 820m,…
  • Vùng núi phía Đông Nam: tại các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ. Địa hình có sự xen kẽ giữa địa hình cácxtơ và địa hình xâm thực. Chính vì thế, các hang động nơi đây thường bị mất nước vào mùa nắng nóng. Độ cao trung bình của các dãy núi từ 200 – 500m và bị chia thành nhiều khối rời rạc nhau.

Hòa Bình được chia làm hai vùng thổ nhưỡng khác nhau gồm: Vùng núi cao trung bình với loại đất feralit vàng đỏ, lượng bùn chiếm 6 – 7%. Nhiệt độ tại khu vực này khá thấp và thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tiếp đến là vùng đồi và núi thấp với đất feralit vàng đỏ và vùng cỏ thứ sinh, đất bạc màu chiếm đến 45 – 80%. Ven sông Đà và các con suối có nhiều phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi.

Vị trí địa lý tỉnh Hòa Bình 

Hòa Bình được biết đến là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc, giáp với thủ đô Hà Nội. Đây là cửa ngõ giao thông giữa đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với Tây Bắc. Từ Hòa Bình có thể sang Thượng Lào bằng đường bộ. Khu vực này nằm trong giới hạn 20°19’ – 21°08’ độ vĩ bắc và 104°48’ – 105°40’ độ kinh đông. Phía Bắc Hòa Bình giáp với tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp Hà Nội, phía Tây giáp Sơn La và phía Nam giúp Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa.

Vị trí địa lý của tỉnh Hòa Bình
Vị trí địa lý của tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình có địa hình núi cao và được chia cắt một cách phức tạp. Vùng núi cao chiếm khoảng 44,8% diện tích toàn vùng. Núi thấp tập trung chủ yếu ở phía đông nam, chiếm 55,2% tổng diện tích.  Hòa Bình có hệ thống sông ngòi chằng chịt với các con sống lớn như: Sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi,… Chính điều này đã tạo điều kiện cho việc canh tác nông nghiệp nơi đây phát triển.

Khí hậu, thời tiết tỉnh Hòa Bình 

Hòa Bình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng: nóng ẩm quanh năm, có mùa đông lạnh giá. Nhiệt độ trung bình của tỉnh Hòa Bình vào khoảng 23 độ C. Lượng mưa trung bình mỗi năm vào khoảng 1.800mm/ năm với độ ẩm tương đối ở mức 85%. Lượng hơi nước trung bình ở mức 704mm. Thời tiết Hòa Bình được chia làm hai mùa rõ rệt trong năm gồm:

  • Mùa hạ: Thời gian kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 9. Vào thời điểm này, nhiệt độ trung bình sẽ luôn cao trên 25 độ C, ngày nóng nhất rơi vào khoảng 43 độ C. Lượng mưa hàng năm trên 100mm, mưa chủ yếu vào tháng 7 và tháng 8. Tổng lượng mưa cả mùa chiếm 85 – 90% lượng mưa trung bình năm.
  • Mùa đông lạnh: Kéo dài từ tháng 10 năm trước và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông khoảng 16 – 20 độ C. Lượng mưa tính trong tháng 10 khoảng 20mm.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của địa hình nên thời tiết Hòa Bình còn chịu tác động của kiểu khí hậu Tây Bắc với mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm ở vùng núi cao; Kiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ với tiết trời ôn hòa hơn ở vùng núi thấp tại Kim Bôi. .

Hòa Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
Hòa Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa

Tóm lại, bạn có thể du lịch đến Hòa Bình vào bất kỳ thời điểm nào trong năm:

  • Mùa xuân: Khiến lòng người xao xuyến bởi sắc hoa ngập tràn ở Lũng Vân cùng làn sương phủ trên những ngôi nhà ven sườn núi.
  • Mùa Hè: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp nông nghiệp với những bậc ruộng thang tuyệt đẹp ở bản Lác – Mai Châu, đem đến cho bạn một cảm giác bình yên, tránh xa những bộn bề của phố thị tấp nập.
  • Mùa Đông: Chuyến nghỉ dưỡng ấm áp cùng người thân và gia đình bên hồ nước khoáng nóng.
    Nếu có kịch trình tới Hòa Bình bạn hãy ttheo dõi:

Dự báo thời tiết Hòa Bình 3 ngày tới

Dự báo thời tiết Hòa Bình 5 ngày tới

Dự báo thời tiết Hòa Bình 7 ngày tới

Du lịch, văn hóa, lễ hội tỉnh Hòa Bình 

Những vỏ trai, ốc, xương răng động vật hay vỏ, hạt của các loại thảo mộc còn được giữ lại trong tầng văn hóa Hòa bình chính là những dấu tích sau bữa ăn của con người Hòa Bình trước đây.

Hòa Bình có nhiều lễ hội mang đậm nét đặc trưng của các dân tộc nơi đây
Hòa Bình có nhiều lễ hội mang đậm nét đặc trưng của các dân tộc nơi đây

Du lịch Hòa Bình đang ngày càng phát triển không chỉ dựa vào cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn bởi các lễ hội đậm chất văn hóa truyền thống của người dân nơi đây. Hòa Bình không có những lễ hội quy mô lớn, quy tụ nhiều người như những khu vực khác. Thế nhưng, cộng đồng các dân tộc cùng sinh sống tại vùng đất này, nhất là người Mường lại có những ngày hội mang đầy chất riêng. dự báo thời tiết khi đến với Hòa Bình, bạn sẽ được hòa mình vào không khí của các lễ hội như: Lễ hội xuống đồng của người Mường, Lễ hội sắc bùa của người Mường, Lễ hội cầu mùa của người Mường, Lễ hội đền Bờ,…

Dân cư, con người tỉnh Hòa Bình 

Tỉnh Hòa Bình là nơi sinh sống của nhiều người dân tộc thiểu số, trong đó đông nhất là dân tộc Mường (63,3%). Tiếp đến là dân tộc Kinh (27,73%), dân tộc Thái 3,9%, dân tộc Dao (1,7), dân tộc Tày (2,7%), dân tộc Mông (0,52%). Bên cạnh đó còn có cộng đồng dân tộc Hoa và các dân tộc khác sống rải rác quang khu vực tỉnh.

Hòa Bình là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số
Hòa Bình là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số

Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa đặc trưng riêng. Nét văn hóa của các dân tộc đồng bào thiểu số hiện vẫn còn được lưu giữ khá đa dạng và độc đáo. Các phong tục, tập quán, tín ngưỡng vẫn còn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Những giá trị về nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục,… cũng được bảo tồn nguyên vẹn. Chính điều này đã tạo nên một nét đẹp văn hóa thu hút được đông đảo du khách đến nơi đây để được giao lưu và trải nghiệm.